Làng Sen - Quê nội cụ Hồ
Theo "Huyền thoại huyệt đạo bà Hoàng Thị Loan trên núi Động Tranh"
Sau ba năm theo học ở trường Quốc Tử Giám, ông Nguyễn Sinh Sắc tiếp tục bị trượt trong kì thi thi Hội năm Mậu Tuất (1898). Cuộc sống vật chất của gia đình ở Huế do một mình bà Loan lo toan bằng công việc dệt vải càng thêm khó khăn, nhưng bà vẫn kiên trì, nhẫn nại động viên chồng yên tâm ôn luyện văn chương, chờ kỳ thi tiếp năm Tân Sửu (1901).
Năm 1900, bà Hoàng Thị Loan sinh thêm người con trai út, đặt tên là Nguyễn Sinh Xin. Sinh con trong cảnh ngộ thiếu thốn trăm bề, nên bà ốm đau luôn. Khi cậu bé Xin được vài tháng tuổi bà đột ngột qua đời ngày 10 tháng 2 năm 1901 (tức ngày 22 tháng Chạp năm Canh Tý), khi chỉ còn 8 ngày đến Tết Tân Sửu. Lúc đó ông Nguyễn Sinh Sắc được triều đình cử đi tham gia tổ chức kỳ thi Hương khoa Canh Tý ở Thanh Hoá. Người con trai lớn là Nguyễn Sinh Khiêm cũng được đi theo để giúp đỡ ông Sắc trong sinh hoạt hàng ngày. Ở Huế, còn lại mình cậu Nguyễn Sinh Cung mới 10 tuổi đã phải lo liệu mọi việc.
Sau tết Tân Sửu (1901), nhận được tin dữ, Nguyễn Sinh Sắc vội vàng trở vào kinh đô Huế, cảm ơn bà con lao động láng giềng đã mai táng bà Hoàng Thị Loan chu toàn, lên núi Tam tầng thắp hương bái lạy hương hồn vợ, rồi cùng với cậu Cung bồng bế Nguyễn Sinh Xin trở về làng Hoàng Trù sống nhờ vào sự cưu mang của mẹ vợ.
Mấy tháng sau, tuy đang trong hoàn cảnh để tang vợ, nhưng kỳ thi Hội Tân Sửu đến, Nguyễn Sinh Sắc, lúc này đã 38, có 4 con, không kế sinh nhai, không nguồn thu nhập, đã cố gắng trở lại kinh đô Huế, một lần nữa thi trí thử tài cùng thiên hạ. Kết quả kỳ thi này, Nguyễn Sinh Sắc đã giành được học vị Phó bảng và được vua Thành Thái tặng biển “Ân tứ ninh gia” (Ơn ban cho gia đình tốt). Theo lệ xưa, người đỗ đạt, vinh quy bái tổ về quê nội. Dân làng Sen đã dựng một ngôi nhà gỗ mái tranh 5 gian để đón vị Phó bảng. Cả gia đình đã từ làng Hoàng Trù trở về sống tại Làng Sen

Sau ba năm theo học ở trường Quốc Tử Giám, ông Nguyễn Sinh Sắc tiếp tục bị trượt trong kì thi thi Hội năm Mậu Tuất (1898). Cuộc sống vật chất của gia đình ở Huế do một mình bà Loan lo toan bằng công việc dệt vải càng thêm khó khăn, nhưng bà vẫn kiên trì, nhẫn nại động viên chồng yên tâm ôn luyện văn chương, chờ kỳ thi tiếp năm Tân Sửu (1901).
Năm 1900, bà Hoàng Thị Loan sinh thêm người con trai út, đặt tên là Nguyễn Sinh Xin. Sinh con trong cảnh ngộ thiếu thốn trăm bề, nên bà ốm đau luôn. Khi cậu bé Xin được vài tháng tuổi bà đột ngột qua đời ngày 10 tháng 2 năm 1901 (tức ngày 22 tháng Chạp năm Canh Tý), khi chỉ còn 8 ngày đến Tết Tân Sửu. Lúc đó ông Nguyễn Sinh Sắc được triều đình cử đi tham gia tổ chức kỳ thi Hương khoa Canh Tý ở Thanh Hoá. Người con trai lớn là Nguyễn Sinh Khiêm cũng được đi theo để giúp đỡ ông Sắc trong sinh hoạt hàng ngày. Ở Huế, còn lại mình cậu Nguyễn Sinh Cung mới 10 tuổi đã phải lo liệu mọi việc.
Sau tết Tân Sửu (1901), nhận được tin dữ, Nguyễn Sinh Sắc vội vàng trở vào kinh đô Huế, cảm ơn bà con lao động láng giềng đã mai táng bà Hoàng Thị Loan chu toàn, lên núi Tam tầng thắp hương bái lạy hương hồn vợ, rồi cùng với cậu Cung bồng bế Nguyễn Sinh Xin trở về làng Hoàng Trù sống nhờ vào sự cưu mang của mẹ vợ.
Mấy tháng sau, tuy đang trong hoàn cảnh để tang vợ, nhưng kỳ thi Hội Tân Sửu đến, Nguyễn Sinh Sắc, lúc này đã 38, có 4 con, không kế sinh nhai, không nguồn thu nhập, đã cố gắng trở lại kinh đô Huế, một lần nữa thi trí thử tài cùng thiên hạ. Kết quả kỳ thi này, Nguyễn Sinh Sắc đã giành được học vị Phó bảng và được vua Thành Thái tặng biển “Ân tứ ninh gia” (Ơn ban cho gia đình tốt). Theo lệ xưa, người đỗ đạt, vinh quy bái tổ về quê nội. Dân làng Sen đã dựng một ngôi nhà gỗ mái tranh 5 gian để đón vị Phó bảng. Cả gia đình đã từ làng Hoàng Trù trở về sống tại Làng Sen

Đường vào làng Sen được quy hoạch khang trang. Khi nhận xét điều này với cậu lái xe, chúng tôi được giải thích rằng quê nội phải được ưu tiên đầu tư hơn. Tuy thế chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi xe dừng lại trước một cụm công trình rất hoành tráng. Quê nội cụ Hồ trong hình dung của chúng tôi là nếp nhà tranh đơn sơ với rặng tre và "rào râm bụt đỏ hoa quê". Cậu lái xe giới thiệu đây là khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sau khi mua hoa, chúng tôi chụp ảnh trước một hồ đá trồng sen


Sau khi mua hoa, chúng tôi chụp ảnh trước một hồ đá trồng sen

Đi qua một tam quan dựng bằng đá có kiến trúc giống cổng Chùa Láng, cổng đền Voi Phục và cổng chùa Kim Liên
Khu trưng bày và nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời từ 1970. Năm 2004 khu di tích được tiến hành tôn tạo. Đá được sử dụng nhiều để lát sân, đường, bồn cây.


Bình đá trang trí dọc đường đi


Cây đa ông Trường Trinh trồng năm 1976 tại khu di tích có nguy cơ bị chết khi tiến hành tôn tạo. Các nhà khoa học đầu ngành được huy động chữa bệnh cho cây, tuy vậy cây vẫn còn rất yếu.
Cụm công trình với kiến trúc kiểu Chính điện với các dãy nhà chầu lễ đăng đối
Tạm gọi đây này là chính điện
Còn đây là Hữu Vu
Tả Vu
Khi hệ thống bảo tàng Hồ Chí Minh ra đời, nơi đây chuyển sang trưng bày các tài liệu với chủ đề tình cảm của nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và khu di tích Kim Liên. Công trình rất đồ sộ, kiên cố, nhưng hiện vật trưng bày khá sơ xài.
Không chỉ có nhà cụ Phó bảng, các ngôi nhà hàng xóm cũng được đưa vào hạng mục tôn tạo của khu di tích.
Lò rèn Cố Điền, hàng xóm nhà cụ Phó bảng
Rào dâm bụt dẫn đến nhà cụ Phó bảng
Toàn cảnh khu vườn, đường vào và nếp nhà
Ngôi nhà gỗ 5 gian, lợp mái tranh, nhỏ bé với những tấm liếp dưới mầu xanh của vườn cây và bóng tre. Kế bên ngôi nhà chính là nhà ngang sử dụng làm nhà bếp. Cả hai đều thấp và khiêm nhường. Năm 1957, trở lại đây sau 50 năm, khi nhìn thấy tấm biển "Nhà Bác Hồ", Hồ Chủ Tịch nói: Đây là nhà cụ Phó bảng. Ý Cụ nhắc đến việc dân làng góp công, góp của dựng ngôi nhà cho gia đình quan Phó bảng.
Khi từ làng Chùa chuyển về đây đã không còn người phụ nữ tần tảo suốt cuộc đời làm vợ để gây dựng lên thành công của ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Bà đã mất ở Huế năm 1901. Việc đầu tiên ông Phó bảng làm là lập bàn thờ vợ ở gian giữa, bên cạnh bàn thờ dựng tấm biển "Ân tứ ninh gia" của vua Thành Thái tặng như ngỏ ý dâng lên hương hồn vợ thành công ông đạt được trên con đường khoa cử.
Khi từ làng Chùa chuyển về đây đã không còn người phụ nữ tần tảo suốt cuộc đời làm vợ để gây dựng lên thành công của ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Bà đã mất ở Huế năm 1901. Việc đầu tiên ông Phó bảng làm là lập bàn thờ vợ ở gian giữa, bên cạnh bàn thờ dựng tấm biển "Ân tứ ninh gia" của vua Thành Thái tặng như ngỏ ý dâng lên hương hồn vợ thành công ông đạt được trên con đường khoa cử.
Nhận xét
Đăng nhận xét