Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2011

Thăm khu mộ bà Hoàng Thị Loan

Hình ảnh
Theo Huyền thoại huyệt đạo bà Hoàng Thị Loan trên núi Động Tranh Bà Hoàng Thị Loan (mẹ cụ Hồ) mất ở Huế khi vừa qua tuổi 32. Lúc qua đời bên cạnh bà chỉ có cậu bé Nguyễn Sinh Cung 10 tuổi và người em Nguyễn Sinh Xin mới được vài tháng tuổi. Lúc đó chỉ còn 8 ngày là đến Tết Tân Sửu (1901). Thi hài của bà Hoàng Thị Loan, được bà con lao động trong phố Đông Ba đưa lên an táng ở núi Tam Tầng, thuộc dãy núi Ngự Bình. Tháng 5 năm 1906, khi được triều đình mời vào giữ chức Thừa Biện ở bộ Lễ, ông Sắc đưa theo hai con trai là Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung vào Huế học tập. Thời gian này ngôi mộ bà Loan trên dãy núi Ngự Bình được cha con ông Sắc chăm chút hương khói. Đến tháng 7 năm 1909, triều đình Huế chuyển ông Sắc đến làm tri huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định, Nguyễn Sinh Khiêm trở lại sống ở quê nhà Kim Liên, Nguyễn Sinh Cung sau khi tham gia cuộc biểu tình chống thuế của đồng bào Thừa Thiên Huế, đã xuống tàu Đô dốc Latouche Tréville bôn ba ra hải ngoại. Quãng thời gian dài 13

Hoàng Trù - Quê ngoại cụ Hồ

Hình ảnh
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra tại quê ngoại, làng Hoàng Trù (còn gọi làng Chùa), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Khu di tích Hoàng Trù bao gồm: Ngôi nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân, ngôi nhà cụ Hoàng Đường (ông ngoại cụ Hồ), và ngôi nhà nơi cụ Hồ ra đời. Lối đi giữa hai bờ dậu dẫn đến cơ ngơi của nhà nho Hoàng Xuân Đường. Ông Đường có hai người con gái: Hoàng Thị Loan (sau này là mẹ cụ Hồ) và Hoàng Thị An. Năm 1878 ông Đường nhận từ làng Sen về một cậu bé mồ côi làm con nuôi. Đó là Nguyễn Sinh Sắc (sau này là bố cụ Hồ), lúc này cậu bé 15 tuổi [*] Ông Hoàng Đường trở thành cha nuôi và là thầy giáo của cậu Sắc. Năm cậu Sắc 18 tuổi, ông Hoàng Đường quyết định chọn con nuôi làm rể. Đám cưới diễn ra khi Nguyễn Sinh Sắc 21 tuổi và Hoàng Thị Loan 15 tuổi. Vợ chồng ông Đường cắt khoảnh đất nằm ở góc vườn phía tây dựng nhà cho con gái và con rể. Chính trong ngôi nhà tranh ba gian này các cháu ngoại của ông bà Hoàng Đường lần lượt ra đời và được ông ngoại đặt tên: Nguyễn

Làng Sen - Quê nội cụ Hồ

Hình ảnh
Theo "Huyền thoại huyệt đạo bà Hoàng Thị Loan trên núi Động Tranh" Sau ba năm theo học ở trường Quốc Tử Giám, ông Nguyễn Sinh Sắc tiếp tục bị trượt trong kì thi thi Hội năm Mậu Tuất (1898). Cuộc sống vật chất của gia đình ở Huế do một mình bà Loan lo toan bằng công việc dệt vải càng thêm khó khăn, nhưng bà vẫn kiên trì, nhẫn nại động viên chồng yên tâm ôn luyện văn chương, chờ kỳ thi tiếp năm Tân Sửu (1901). Năm 1900, bà Hoàng Thị Loan sinh thêm người con trai út, đặt tên là Nguyễn Sinh Xin. Sinh con trong cảnh ngộ thiếu thốn trăm bề, nên bà ốm đau luôn. Khi cậu bé Xin được vài tháng tuổi bà đột ngột qua đời ngày 10 tháng 2 năm 1901 (tức ngày 22 tháng Chạp năm Canh Tý), khi chỉ còn 8 ngày đến Tết Tân Sửu. Lúc đó ông Nguyễn Sinh Sắc được triều đình cử đi tham gia tổ chức kỳ thi Hương khoa Canh Tý ở Thanh Hoá. Người con trai lớn là Nguyễn Sinh Khiêm cũng được đi theo để giúp đỡ ông Sắc trong sinh hoạt hàng ngày. Ở Huế, còn lại mình cậu Nguyễn Sinh Cung mới 10 tuổi đã phải